GỬI BĐS

Bất Động Sản Thủ Đức City

Miễn phí đăng tin

 

Tìm kiếm nâng cao ❯

Tin tức & sự kiện

Dòng vốn sẽ chảy qua các tỉnh nếu TP.HCM đánh thuế bất động sản thứ 2?

Cập nhật: 26-02-2023 01:52:01 | Tin tức & sự kiện | Lượt xem: 1863

Liên quan tới đề xuất của TP.HCM muốn thí điểm thu thuế Bất động sản thứ 2 trở lên, một số chuyên gia bày tỏ quan điểm tán thành, nhưng cũng có lo ngại nhà đầu tư sẽ rời thị trường TP.HCM để tới các tỉnh lân cận.

UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi Chính phủ về việc xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển TP.HCM, thay thế Nghị quyết 54 với nhiều nội dung đáng chú ý liên quan về tài chính, ngân sách.

Về tài chính ngân sách, cơ bản giữ lại các nội dung của Nghị quyết 54, ngoài quy định về thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất đối với một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế môi trường vì không khả thi. Bổ sung quyết định thu thuế bổ sung đối với bất động sản thứ 2 trở lên.

Mục đích của quy định này là thí điểm chính sách về thuế bất động sản làm cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách chung về sau, đồng thời tăng nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách địa phương, hạn chế tình trạng đầu cơ bỏ hoang nhà ở, đất ở trong các dự án bất động sản hiện nay gây lãng phí nguồn lực xã hội.

TP.HCM muốn thí điểm thu thuế bất động sản thứ 2

Đưa ra quan điểm về việc TP.HCM muốn thu thuế bất động sản thứ 2, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Việt An Hòa, cho rằng đề xuất đánh thuế của TP.HCM trong bối cảnh hiện nay chưa hợp lý. Nếu áp dụng thu thuế bất động sản cần phải thực hiện đồng bộ tại nhiều tỉnh thành, không nên thí điểm riêng TP.HCM.

Ông Quang cho biết, muốn đánh thuế bất động sản thị trường cần minh bạch. Muốn minh bạch thị trường phải thực hiện số hoá bất động sản, có thống kê rõ ràng về giao dịch, về giá trị giao dịch trên thị trường.

Ngoài ra, cần phải phân biệt được hạn mức số lượng bất động sản sở hữu. Một bất động sản giá trị lớn gấp 10 lần một bất động sản nhỏ thì việc đánh thuế theo số lượng thì người sở hữu bất động sản giá trị nhỏ sẽ gặp phải hạn chế.

Theo ông Quang, nếu TP.HCM thí điểm đánh thuế bất động sản thứ 2 trong giai đoạn này có thể làm ảnh hưởng đến thị trường của trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.

“Nếu TP.HCM thí điểm đánh thuế bất động sản thứ 2, hạn chế thêm nhu cầu của người dân thì các nhà đầu tư sẽ có khả năng chuyển dịch dòng vốn sang các tỉnh khác”, ông Quang nói. Vị này cũng đề cập đến việc có thể phát sinh tình trạng “lách” luật, cho người nhà đứng tên, càng khó quản lý. Như vậy, thuế thu được không bao nhiêu mà TP.HCM còn tác động tâm lý đến nhà đầu tư rất lớn.

Không chỉ với TP.HCM, việc đánh thuế bất động sản thứ 2 trở lên đã từng nhận được nhiều sự quan tâm của người mua nhà, giới đầu tư, lẫn các chuyên gia.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) từng đề xuất đánh thuế người có nhiều bất động sản như một giải pháp đặc trị sốt đất và bình ổn giá nhà.

Theo đề xuất, nguyên tắc là người sở hữu nhà đất dùng để ở thì chịu mức thuế thấp nhất. Người sở hữu nhiều nhà đất mà không dùng để ở, hoặc không sử dụng để sản xuất, kinh doanh, thì chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất sở hữu. Nếu thị trường bất động sản bị đầu cơ, có thể áp dụng thuế suất rất cao để triệt tiêu ý chí đầu cơ.

“Sắc thuế này sẽ điều chỉnh và định hướng hành vi mua, bán, chuyển nhượng nhà, đất trên thị trường bất động sản hướng đến mục tiêu phát triển lành mạnh, ổn định, vừa đáp ứng đúng nhu cầu thực (mua nhà để ở) của người tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư thứ cấp (mua nhà đất để đầu tư, cho thuê), vừa vẫn giải quyết được nhu cầu cất giữ tài sản bằng nhà, đất của người dân”, ông Châu cho biết.

Diệu Trang

(cafeland.vn)


Quảng cáo phảitnr holding